top of page

Tạo mối quan hệ làm việc suôn sẻ với đồng nghiệp


Trong một cơ quan, cấp trên là người giao việc đồng thời không quên nâng đỡ và mong muốn những điều tốt nhất cho nhân viên của mình. Thế nên nhân viên sẽ là người hỗ trợ lại cấp trên trong việc thúc đẩy công ty phát triển. Và khách hàng chính là người đánh giá toàn bộ cục diện của công ty đó. Thế còn đồng nghiệp thì sao? Thời gian trôi qua, nhiều lần tôi được tiếp xúc với những chuyên gia thành công, những người khá tự tin nhưng lại gặp trở ngại lớn trong mối quan hệ với đồng nghiệp.

Tại sao chúng ta cảm thấy thiếu tự tin trước đồng nghiệp của mình. Chúng ta có thể làm gì để thay đổi tình trạng đó?

Khách quan mà nói, đồng nghiệp là người hầu như có trình độ và năng lực ngang với chúng ta. Nghĩa là tương đồng về nền tảng kiến thức cũng như kinh nghiệm. Suy ra những gì họ biết thì chúng ta cũng biết. Tuy nhiên khi giao phó cùng một công việc cho các nhân viên này thì kết quả nhận được vẫn hay chênh lệch nhau, điều này khởi nguồn cho sự ganh đua, so sánh phát sinh. Thế là những người có kết quả kém hơn sẽ trở nên tự kỷ, suy nghĩ bi quan thậm chí biện hộ, đổ lỗi cho tính chất công việc không thể thực hiện trơn tru thay vì công nhận năng lực của đồng nghiệp giỏi hơn mình. Đây là sự cạnh tranh tự nhiên giữa những người ở cùng trình độ trong một tổ chức – phần lớn đều muốn “đọ sức tranh tài”, phấn đấu đến cùng lợi ích và vị trí thăng tiến.

Những việc như thế này vẫn luôn bắt gặp, lặp đi lặp lại và dần dần mài mòn sự tự tin cũng như nỗ lực nuôi dưỡng tài năng và khả năng làm chủ chính cảm xúc của mình. Nếu bạn muốn tiếp thêm sự tự tin để được “bằng anh bằng chị” và chung sống hòa thuận trong cơ quan của mình thì hãy:

1. Nhận ra nhưng không phán xét khuyết điểm của đồng nghiệp.

Chúng ta hầu như chỉ nghĩ về cảm xúc của mình mỗi khi đồng nghiệp phát biểu trái ý ta. Chúng ta thấy khó chịu khi nhận ra rằng những tác động tiêu cực đó ảnh hưởng đến những người xung quanh. Trong khi tập trung soi mói vào việc đó, chúng ta đang vô tình làm trầm trọng thêm vấn đề. Hãy dành sự bao dung cho những người xung quanh bạn và chấp nhận những điểm hạn chế ấy để góp ý và cùng nhau tiến bộ.

2. Tạo ra những cuộc trò chuyện cởi mở, lành mạnh hơn là ganh đua lặng thầm.

Bắt đầu cho một cuộc đối thoại trung thực, thẳng thắn với một ai đó, bạn thường cảm thấy rất bất an vì sợ bị mất lòng cũng như gây ra “tác dụng phụ” cho mối quan hệ và buổi giao tiếp. Thế là chọn lựa cách nói chuyện mềm mỏng là giải pháp an toàn. Vì khi ít bị công kích, bạn không chỉ cảm thấy thoải mái và tự tin vào công việc của mình mà còn tạo điều kiện nâng cao năng suất và chất lượng công việc. Cuộc đối thoại thẳng thắn suy cho cùng thường dẫn đến kết quả tốt đẹp là hai bên hiểu nhau hơn và cộng tác lâu dài.

3. Nghĩ về những thứ mà bạn đã vạch định sẵn trong đầu.

Thực tế về sự bận rộn của mỗi người, chúng ta vội vả trong các buổi hội họp và sau đó mới bắt đầu nghĩ về các vấn đề khác trước mắt. Điều chúng ta bỏ qua là cho bản thân mình thời gian rảnh rỗi để nghĩ về những thứ chúng ta đã định hình. Điều này đặc biệt đúng trong những cuộc họp theo nhóm nơi mà có đông đủ đồng nghiệp xung quanh. Trong cuộc họp với khách hàng, chúng ta trình bày từ quan điểm này đến quan điểm khác. Chúng ta dành thời gian để suy nghĩ, phân tích, và đưa ra các khuyến cáo cũng như đề nghị dành cho người nghe. Một phần lí giải tại sao chúng ta cảm thấy khá tự tin với khách hàng không chỉ là vì chúng ta biết nhiều hơn họ về chủ đề mà chúng ta đang đề cập mà còn vì chúng ta tạo cơ hội cho họ suy nghĩ và tư duy nhiều hơn. Trước buổi họp với đồng nghiệp, hãy hỏi chính bạn: Quan điểm của tôi về vấn đề này là gì? Liệt kê những rủi ro có thế xảy ra. Điều gì có thể thúc đẩy chúng ta vượt qua trở ngại trong những tình huống khó khăn? Những thông tin nào có thể hữu dụng cho tôi đón đầu, chuẩn bị trước và chia sẻ một cách hiệu quả nhất?

4. Thực tế là “không có câu trả lời chuẩn xác trong một doanh nghiệp.”

Thần chú nhỏ này giúp ích cho hầu hết khách hàng của tôi có thể tự tin chia sẻ quan điểm của họ trước những đồng nghiệp gạo cội. Hơn thế nữa, hiếm khi những ý kiến của họ đưa ra bị xoi mói, mổ xẻ. Khi tôi yêu cầu họ gợi nhớ lại thời gian cuối cùng họ trình bày ý kiến và xem như bị chế nhạo (kể cả ra mặt lẫn “giấu mặt”), họ không thể cho tôi nổi một ví dụ vì họ không có chút ấn tượng nào.

5. Hiểu rằng không nên ganh đua trong cơ quan.

Làm việc với đồng nghiệp không phải là hơn thua nhau từng chút để dành vị trí “đầu bảng xếp hạng”. Vì khi ý kiến của người này được chấp nhận nghĩa là ý tưởng có người khác bị bác bỏ. Chúng ta nên biết rằng, một ý tưởng không được tập thể thông qua không có nghĩa là ý kiến đó không có giá trị. Mặt khác những ý kiến này sẽ tạo tiền đề cho ý kiến khác thiết thực hơn thay chỗ. Ngược lại, nếu những ý kiến đó được chấp nhận ngay tức khắc thì không hẳn bạn nhận được sự đồng thuận và “lấy lòng” được phần lớn đồng nghiệp của mình.

Mục tiêu không phải là giảm đi tần suất không tán thành ý kiến của đồng nghiệp, cũng không phải việc bận tâm nhiều vào việc họ không đồng tình với chúng ta. Mà là để chúng ta thay đổi cách cảm nhận về những buổi gặp gỡ và hội họp. Trớ trêu thay, những việc này lại dẫn đến hệ luỵ là sự không thoải mái khi thẳng thắn đối thoại. Bù lại khi sẵn sàng bày tỏ cũng như tiếp thu các ý kiến khác nhau dù tích cực hay tiêu cực sẽ góp phần làm tăng lên sự thoải mái và tự tin với đồng nghiệp.

5 views0 comments

Comments


bottom of page