top of page

Phải luộc con ếch như thế nào? Đơn giản thôi - nhưng rất thú vị!

Nếu bạn thả nó vào nồi nước nóng ngay từ ban đầu, nó sẽ nhảy phóc ra – đó là bản năng sinh tồn của nó. Để luộc được con ếch bạn không thể làm như thế. Hãy thả nó vào một cái nồi đựng nước ở nhiệt độ bình thường – nhiệt độ phòng thôi nhé. Chú ếch sẽ cảm thấy rất thoải mái – mát mẻ, yên bình trong chính môi trường nước mà chú thích. Chú sẽ ngồi yên để cảm nhận, tội gì chạy nhảy. Cũng vậy, khi bạn mới được tuyển dụng, chẳng công ty nào lập tức giao cho bạn một núi công việc, mà sẽ là những việc đủ để bạn phải bận rộn trong ngày, nhưng không quá căng thẳng, như chú ếch kia đang hưởng thụ vậy. Bạn làm việc và nhận lương thôi.



Để luộc con ếch, tiếp đó bạn đặt cái nồi có chú ếch lên bếp, tăng nhiệt độ lên – từ từ thôi nhé bạn, từng độ từng độ thôi – chú ếch sẽ thấy nước đang ấm lên, nhưng không sao, vẫn rất dễ chịu cơ mà - chú ếch cũng sẽ ngồi yên hưởng thụ. Cũng như vậy, lượng công việc đổ xuống đầu bạn lớn dần lên, với việc bạn được tăng thêm tí lương, có thêm tí thưởng. Bạn sẽ rất vui mừng, bởi, không sao, công việc nhiều lên tí nhưng mình có thêm tí thu nhập, mình có thêm tí tiền để mua sắm, để đi du lịch…

Rồi, khi nhiệt độ tăng dần lên mãi, nước trong nồi bắt đầu nóng lên, chú ếch đang từ từ cảm nhận nước nóng dần với vẻ dễ chịu tăng lên, đến một giai đoạn nước quá nóng, chú ếch cũng đã đến lúc không thể tự nhảy ra khỏi nồi được, và dần bị luộc chín – đó chính là cách để bạn luộc một chú ếch. Cũng vậy, bạn sẽ không thể nhận ra áp lực công việc ngày càng đè nặng lên bạn. Ban đầu bạn đang vui mừng vì làm thêm một tí để kiếm thêm thu nhập, và bây giờ, thậm chí bạn chẳng còn giây phút rảnh rỗi nào nữa. Công việc đang ập đến bạn từ tứ phía. Bạn mất luôn cơ hội nhảy ra khỏi nồi nước ngay từ lúc đầu.


"Hội chứng ếch luộc" được đưa ra dựa trên giả thuyết rằng nếu một con ếch được quẳng vào nước sôi, nó sẽ cố nhảy ra ngay lập tức, nhưng nếu bạn cho nó vào nồi nước lạnh và đun nóng lên từ từ, nó sẽ không nhận ra sự nguy hiểm và sẽ bị nấu đến chết.


Chúng ta đã quen với những việc thường ngày đã xảy ra và không hề muốn thay đổi, hay thậm chí sợ sự thay đổi. Còn khi đối diện với một sự thay đổi rõ rệt thì khi đó ta cuống lên, sợ hãi. Liệu khi đó ta có thể đối diện được với sự thay đổi hay không? Ta có thể chấp nhận sự thay đổi hay không? Khi đó có là quá muộn không?

Do vậy, hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi sự thay đổi. Hãy đối diện và chấp nhận những thay đổi đang diễn ra để có đối sách phù hợp. Đừng để mình dính vào "hội chứng ếch luộc" và mãi không thoát ra được tâm lý gò bó.


0 views0 comments

Comentários


bottom of page