Làm sếp có trăm công nghìn việc phải lo, “lửa” trong tinh thần làm việc là thứ quan trọng nhất mà bạn phải luôn gìn giữ. Nhưng làm sao có thể hứng khởi trong công việc khi suốt ngày nhân viên bạn cứ than phiền vì công việc nhàm chán, sếp không hiểu chuyện, chế độ đãi ngộ “quá bèo” và đa phần “đứng núi này trông núi nọ”, sẵn sàng nhảy việc khi tìm thấy một nơi khác tốt hơn. Không bao giờ nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại của mình… Bạn biết rằng ai cũng có mặt ưu điểm vượt trội, nhưng làm sao để khơi dậy trong họ động lực làm việc, cống hiến hết mình vì mục tiêu của công ty. Một khi đã yêu thích và cống hiến hết mình vì công ty thì chắc chắn rằng những cảm giác chán ngán thế này sẽ không có “đất” để neo bám.
Dưới đây là những điều sếp mong muốn ở nhân viên:
Làm việc hết khả năng mình, vượt qua giới hạn của bản thân, tự khắc sếp sẽ nhìn ra sự cần mẫn của nhân viên
Trở thành người xông xáo giải quyết các vấn đề chứ không phải là người tạo nên những vấn đề ấy
Nên đứng từ góc độ của công ty xem xét mọi việc, đối đãi người khác như với chính bản thân mình; luôn tin tưởng vào công việc của mình
Đừng vội từ chối bất kì công việc nào được giao, mỗi công việc dù khó hay dễ đều tích luỹ những kinh nghiệm nhất định và nhiều bài học bổ ích
Hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao
Tự giác nâng cao phẩm chất và năng lực bản thân, đừng quá quan tâm đến việc công ty có thăng chức và tăng lương hay không. Mà hãy tập trung và hoàn thành công việc, không từ nan, bắt đầu từ việc nhỏ nhất để tích lũy thêm kinh nghiệm với thái độ tích cực, cầu thị và ham học hỏi.
Chú trọng xây dựng mối quan hệ công sở
Dẹp bỏ ngay suy nghĩ chỉ cần làm tốt công việc của mình mà bàng quan với mọi mối quan hệ xung quanh. So với công việc thì việc xử lí công việc và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng còn khó hơn rất nhiều. Hãy dùng thái độ chân thành để thiết lập các mối quan hệ. Điều này không những giúp nhân viên làm việc một cách thoải mái, còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết, nâng cao sự bền chặt của công ty và hiệu quả công việc. Những vấn đề khó khăn gặp phải trong công việc, nhân viên nên tự giúp đỡ lẫn nhau trước khi “cầu cứu” cấp trên.
Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công việc
Trong thời đại công nghiệp hiện nay, thời gian chính là tiền bạc, nâng cao hiệu quả công việc đồng thời nâng cao giá trị sáng tạo, tính cạnh tranh và giảm chi tiêu ngân sách cho công ty mang đến hiệu quả kinh tế thực tế. Một khi nhân viên sẽ thấy được những lãng phí đang tồn đọng trong quá trình làm việc của mình. Tìm giải pháp cải tiến nó, một mặt giúp nhân viên xử lý công việc dễ dàng hơn, mặt khác qua đó sếp sẽ thấy sự cố gắng của nhân viên xứng đáng đồng lương mà công ty trả.
Trở thành người giải quyết các vấn đề
Để trở thành một người trợ lí đắc lực của sếp, khi gặp các vấn đề trong công việc nhân viên cần đưa ra cách giải quyết, chứ không phải là ỷ lại sếp. Sếp luôn là người có trách nhiệm và người nhân viên sáng tạo là biết cách giúp sếp giải quyết các vấn đề khó khăn. Những nhân viên luôn chủ động hoàn thành công việc được giao và vì lợi ích công ty làm tốt cả phần việc không trong nhiệm vụ của mình là người sếp luôn cần. Ngày nay làm việc dập khuân không phải là mô típ cho một nhân viên năng động.
Không ngừng sáng tạo
Bất luận ở giai đoạn nào của sự nghiệp hãy nhiệt tình, năng động, không ngừng sáng tạo vì công ty, hoàn thành và nâng cao giá trị công việc. Không nên có suy nghĩ “ đây không phải là phần việc của tôi ”, vấn đề khó khăn của một người có thể sẽ là cơ hội của người khác, biết cách nắm bắt cơ hội là chìa khoá then chốt dẫn đến sự thăng tiến trong công việc.
Comentarios