top of page

5 cấp độ niềm tin


Trong kinh doanh, thị trường toàn cầu ngày nay đặt trọng tâm vào sự hợp tác thực chất, những mối quan hệ đối tác tương hỗ này đều dựa trên sự tin cậy. Sự hợp tác nào có nền tảng là Niềm tin đều đem đến hiệu quả vượt trội hơn so với dựa trên những điều khoản trong hợp đồng. Sự ràng buộc không thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo, nhưng Niềm tin thì có!

Niềm tin được xây dựng từ bên trong. Bất kể là tạo dựng Niềm tin trong tổ chức hay trên thương trường - đều xuất phát từ sự tin cậy của chính bản thân mỗi người, trong các mối quan hệ của chúng ta, rồi lan tỏa trong tổ chức, lan tỏa trên thương trường và xã hội. Dữ liệu khảo sát cho thấy rất rõ ràng rằng: các tổ chức có Văn hóa đáng tin (High-Trust Culture) có kết quả vượt trội so với các tổ chức có chỉ số “đáng tin” thấp. Lợi nhuận của các tổ chức có văn hóa đáng tin cao gần gấp 3 lần lợi nhuận của các tổ chức có Niềm tin thấp. Vì vậy, có thể khẳng định rằng Niềm tin là một năng lực trọng yếu của mọi doanh nghiệp. Niềm tin là điều ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ bạn đang làm. Chúng giúp hiệu suất tăng lên theo cấp số nhân, giúp quỹ đạo hoạt động của bạn từ chiến lược đến thực thi đều hiệu quả.

Nhưng thật không may, chúng ta hiện đang sống trong một xã hội mà Niềm tin đang bị tổn thương nghiêm trọng. Sự mất Niềm tin khiến chúng ta nhìn thấy xung quanh chỉ là các vụ bê bối và vòng luẩn quẩn của sự nghi ngờ. Các nhà lãnh đạo cần hiểu được những lợi ích kinh tế của khoản “cổ tức Niềm tin”, đặc biệt khi Niềm tin xuất phát từ bên trong, chứ không phải là bề ngoài giả tạo hay một chiêu truyền thông mờ ám nào đó để điều khiển Niềm tin. Các nhà lãnh đạo có vai trò dẫn dắt trong việc tạo dựng Niềm tin và người lãnh đạo sẽ là người đi trước - dẫn dắt đội ngũ, luôn là như vậy, đó là những gì người lãnh đạo cần làm.


5 cấp độ niềm tin


NIỀM TIN VÀO BẢN THÂN

NGUYÊN LÝ CỦA SỰ TÍN NHIỆM

- Có ý thức trong việc gia tăng sự tín nhiệm cá nhân và trở thành một hình mẫu về sự tín nhiệm thông qua bản tính và năng lực.

- Làm rõ các lí do cụ thể vì sao được tín nhiệm.

- Biết làm rõ chủ đích trong công việc.

- Xây dựng kế hoạch hành động để gia tăng sự tín nhiệm cá nhân.

NIỀM TIN TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ

NGUYÊN LÝ CỦA HÀNH VI

- Xác định các Hành vi ngụy tạo gây nên sự thiếu tín nhiệm.

- Áp dụng 13 hành vi nền tảng của văn hóa tin cậy cao.

- Áp dụng các cuộc đối thoại để xây dựng Niềm tin (Đối thoại xây dựng Niềm tin) và phục hồi Niềm tin đã đánh mất (Đối thoại khôi phục Niềm tin).

- Biết cách tạo sự kết nối với những nhân viên chưa gắn kết với tổ chức.

- Biết cách mở rộng Niềm tin sáng suốt khi có nguy cơ rủi ro.

- Xây dựng kế hoạch hành động để gia tăng Niềm tin trong các mối quan hệ chính yếu.

NIỀM TIN TRONG TỔ CHỨC

NGUYÊN LÝ CỦA SỰ ĐỒNG BỘ

- Xác định các biểu tượng của Niềm tin tác động đến tốc độ và chi phí của tổ chức.

- Xác định các hoạt động để cải thiện các điểm yếu nhất trong hệ thống và quy trình của tổ chức.

- Triển khai một quy trình thu hút giúp tạo nên một đội ngũ có tính cam kết, hiệu quả cao và chịu trách nhiệm cho kết quả.

- Xây dựng kế hoạch hành động để gia tăng Niềm tin trong tổ chức.

NIỀM TIN TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG

NGUYÊN LÝ CỦA UY TÍN

​- Đánh giá uy tín của đội ngũ từ góc nhìn của các bên liên quan chủ yếu.

- Tập trung vào các kỹ năng hợp tác liên bộ phận.

- Xây dựng kế hoạch hành động để gia tăng uy tín của đội ngũ mình lãnh đạo.

NIỀM TIN TRONG XÃ HỘI

NGUYÊN LÝ CỦA SỰ CỐNG HIẾN

​- Nhận thức rằng uy tín của cá nhân và đội ngũ mà mình lãnh đạo có ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức và cộng đồng.

- Hoàn thành Kế hoạch hoàn thành trách nhiệm lãnh đạo để tích hợp những điều đã học vào công việc thực tế sau chương trình đào tạo.



3 views0 comments

Comments


bottom of page